Thư mục Dữ liệu số
Thư viện số
Sinh học 7
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Động vật
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 20:56 26/03/2021
Lượt xem: 80
Dung lượng: 26,7kB
Nguồn: Nguyễn Thị Huyền Lương
Mô tả: Ngày soạn: 08/01/2020 Tiết 37 Ngày giảng: 7B2- 11/1/2021; 7B1- 12/01/2021 HỌC KÌ II Bài 34: SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CÁ I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Mô tả được sự đa dạng của lớp cá thể hiện ở: số lượng, thành phần các loài , môi trường sống, các tập tính sinh học khác nhau. - Mô tả được đặc điểm chung của chúng: cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, đặc điểm sinh sản và thân nhiệt - Phân tích được ý nghĩa thực tiễn của cá đối với tự nhiên và đối với con người 2. Về kĩ năng - Quan sát, thu nhận và xử lí thông tin - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh, hình để tìm hiểu sự đa dạng về cấu tạo, tập tính trong sự thích nghi với môi trường sống; thành phần loài, đặc điểm chung và vai trò của cá với đời sống - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực - Kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát để rút ra đặc điểm chung của lớp cá - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm 3. Về thái độ: Tích hợp giáo dục đạo đức: + Học sinh có trách nhiệm khi đánh giá về tầm quan trọng của mỗi loài động vật. + Yêu quý thiên nhiên, sống hạnh phúc, sống yêu thương. + Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ các loài cá trong tự nhiên và gây nuôi phát triển các loài cá có giá trị kinh tế cao. 4. Định hướng phát triển năng lực a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Nhóm năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh, phân tích mẫu vật. 5. Mục tiêu cho HS khuyết tật - Nhận biết được sự đa dạng của lớp cá thể hiện ở: số lượng, thành phần các loài , môi trường sống, các tập tính sinh học khác nhau. - Nêu được đặc điểm chung của chúng: cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, đặc điểm sinh sản và thân nhiệt - Biết được ý nghĩa thực tiễn của cá đối với tự nhiên và đối với con người - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực II. Chuẩn bị của GV và HS -GV:+ tranh ảnh các loài cá( nguồn internet) +Bảng phụ: Ảnh hưởng của các điều kiện sống tới cấu tạo ngoài của cá -HS: sưu tầm tranh ảnh về các loài cá III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học * Phương pháp - Vấn đáp tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm. *Kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não IV. Tiến trình lên lớp- Giáo dục 1) Ổn định lớp (1’) 2) Kiểm tra bài cũ: không kt 3) Bài mới: Đặt vấn đề: Cá là ĐVCXS hoàn toàn sống ở trong nước. Cá có số lượng loài lớn nhất trong ngành ĐVCSX. Chúng phân bố ở các môi trường nước trên thế giới và đóng 1 vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người. Vậy sự đa dạng của lớp cá thể hiện ở đặc điểm nào? 2' * Hoạt động 1: Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống - Thời gian: 13’ - Mục tiêu: Nêu được sự đa dạng của lớp cá : số lượng, thành phần các loài , môi trường sống, các tập tính sinh học khác nhau - Hình thức tổ chức: cặp/ nhóm - Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp tìm tòi - Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não. HĐ của GV-HS Nội dung - GV chiếu H34.1-7 SGK → yêu cầu HS hoàn thành bảng SGK tr.111 - GV tiếp tục cho HS thảo luận: + Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương? + Điều kiện sống ảnh hưởng tới cấu tạo ngoài của cá như thế nào? - Đại diện nhóm lên điền bảng → Các nhóm khác nhận xét bổ sung - Căn cứ bảng HS nêu đặc điểm cơ bản phân biệt 2 lớp: Là bộ xương, bộ xương của cá xương bằng xương, bộ xương của cá sụn bằng sụn 1) Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống * Đa dạng về thành phần loài - Số lượng loài cá lớn - Cá gồm: + Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn + Lớp cá xương: Bộ xương bằng chất xương * Đa dạng về môi trường sống- Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá Bảng : Ảnh hưởng của điều kiện sống tới cấu tạo ngoài của cá TT Đặc điểm môi trường Loài điển hình Hình dáng thân Đặc điểm khúc đuôi Đặc điểm vây chân Bơi: nhanh, bình thường, chậm, rất chậm 1 Tầng mặt thường thiếu nơi ẩn náu Cá nhám Thon dài Khoẻ Bình thường Nhanh 2 Tầng giữa và tầng đáy Cá vền, cá chép Tương đối ngắn Yếu Bình thường Bình thường 3 Trong các hang hốc Lươn Rất dài Rất yếu Không có Rất chậm 4 Trên mặt đáy biển Cá bơn, cá đuối Dẹt, mỏng Rất yếu To hoặc nhỏ Chậm * Hoạt động 2: Đặc điểm chung của cá - Thời gian: 12’ - Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của chúng: cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, đặc điểm sinh sản và thân nhiệt - Hình thức tổ chức: cặp/ nhóm - Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp tìm tòi - Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não. HĐ của GV-HS Nội dung - GV cho HS nhớ lại kiến thức bài 33 thảo luận nhóm về đặc điểm chung của cá: + Môi trường sống + Cơ quan di chuyển + Hệ hô hấp + Hệ tuần hoàn + Đặc điểm sinh sản + Nhiệt độ cơ thể - Đại dịên nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung - GV gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung của cá. - HS thông qua các câu trả lời rút ra đặc điểm chung của cá. 2) Đặc điểm chung của cá - Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước: + Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang + Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi + Thụ tinh ngoài + Là động vật biến nhiệt * Hoạt động 3: Vai trò của cá - Thời gian: 10’ - Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa thực tiễn của cá đối với tự nhiên và đối với con người - Hình thức tổ chức: cá nhân - Phương pháp dạy học: trực quan, vấn đáp tìm tòi. - Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não. HĐ của GV-HS Nội dung - GV cho HS thảo luận: + Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người? + Mỗi vai trò lấy VD minh họa + Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ta cần phải làm gì? - HS thu thập thông tin SGK và hiểu biết của bản thân trả lời + Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá cần: Tận dụng các vực nước tự nhiện để nuôi cá, cải tạo các vực nước; nghiên cứu thuần hóa những loài cá mới có giá trị.Ngăn cấm bắt cá còn nhỏ, các bố mẹ trong mùa sinh sản, cấm đánh cá bằng mìn, bằng chất độc, bằng lưới có mắt lưới bé... -Tích hợp giáo dục đạo đức: + Học sinh có trách nhiệm khi đánh giá về tầm quan trọng của mỗi loài động vật. + Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ các loài cá trong tự nhiên và gây nuôi phát triển các loài cá có giá trị kinh tế cao. - GV lưu ý HS 1 số loài cá có thể gây ngộ độc cho người như: cá nóc, mật cá trắm… 3) Vai trò của cá - Cung cấp thực phẩm - Nguyên liệu chế biến thuốc chữa bệnh - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp - Diệt bọ gậy, sâu bọ có hại. 4. Củng cố: (5’) - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài bằng các câu hỏi: + Cho những ví dụ nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá? + Vai trò của cá trong đời sống con người. 5. Hướng dẫn về nhà (2’). - Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK. - Đọc mục em có biết.. - Chuẩn bị bài 35: Ếch đồng + Tìm hiểu về đời sống của ếch. + Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước và ở cạn như thế nào? + Ếch sinh sản như thế nào? V) Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 08/01/2020 Tiết 38 Ngày giảng: 7B2- 12/1/2021; 7B1- 14/01/2021 LỚP LƯỠNG CƯ Bài 35: ẾCH ĐỒNG I) Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Mô tả được đặc điểm đời sống của ếch đồng. - Phân tích được đặc điểm cấu tạo ngoài và hoạt động sống của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước. - Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái của ếch đồng. 2. Về kĩ năng: quan sát, phân tích, hoạt động nhóm. 3. Về thái độ: Tích hợp giáo dục đạo đức: + Tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường. +Yêu quý thiên nhiên, sống hạnh phúc, sống yêu thương 4. Định hướng phát triển năng lực a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Nhóm năng lực chuyên biệt: Quan sát tranh, phân tích mẫu vật. 5. Mục tiêu cho HS khuyết tật - Nhận biết được đặc điểm đời sống của ếch đồng. - Hiểu được đặc điểm cấu tạo ngoài và hoạt động sống của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước. - Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái của ếch đồng. - Rèn kĩ năng: quan sát, nhận biết, hoạt động nhóm. II) Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị mẫu vật, tranh ảnh về ếch đồng( Nguồn internet) -HS: Tìm hiểu đời sống về ếch đồng III. Phương pháp, kĩ thuật day học *Phương pháp - Trực quan, nêu và giải quyết vấn đề - Dạy học nhóm. * Kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật trình bày 1 phút IV) Tiến trình lên lớp- giáo dục 1. Ổn định lớp (1’): 2. Kiểm tra bài cũ: (5') Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn và Cá xương? Nêu vai trò của cá? - Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn và cá xương + Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn + Lớp cá xương: Bộ xương bằng chất xương - Vai trò của lớp cá + Cung cấp thực phẩm + Nguyên liệu chế biến thuốc chữa bệnh + Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp + Diệt bọ gậy, sâu bọ có hại 3.Bài mới: Lớp lưỡng cư bao gồm những động vật như ếch, nhái, ngóe,chẫu chàng, chẫu chuộc, cóc... có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn: 2’ * Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của ếch - Thời gian: 7’ - Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm đời sống của ếch đồng - Hình thức tổ chức: cá nhân - Phương pháp dạy học: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não. Hoạt động của thầy, trò Nội dung GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK + Thông tin cho em biết điều gì về đời sống của ếch đồng? - GV cho SH giải thích 1 số hiện tượng : + Vì sao ếch thường kiếm mồi vào ban đêm? + Thức ăn của ếch là sâu bọ, giun, ốc nói lên điều gì? -Hs nêu được +Ếch thường kiếm mồi vào ban đêm vì ếch hô hấp chủ yếu bằng da, để cho da dễ thấm khí cần điều kiện môi trường ẩm và ban đêm, có nước (gần bờ nước) để đảm bảo cho sự hô hấp của nó được thuận lợi và do nguồn thức ăn của nó có nhiều về ban đêm như mối còng, sâu bọ…) + Con mồi vừa ở nước vừa ở cạn ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn) - HS tự thu nhận thông tin SGK tr113, rút ra nhận xét I. Đời sống - Ếch có đời sống vừa ở nước vừa ở cạn - Kiếm ăn vào ban đêm - Có hiện tượng trú đông - Là động vật biến nhiệt * Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và sự di chuyển của ếch - Thời gian: 18’ - Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm cấu tạo ngoài và hoạt động sống của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước. - Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm - Phương pháp dạy học: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não. Hoạt động của thầy, trò Nội dung - GV chiếu đoạn phim ếch di chuyển trên cạn và dưới nước→Em hãy mô tả động tác di chuyển + Trên cạn : Khi ngồi chi sau gấp thành chữ Z , lúc nhảy chi sau bật thẳng  nhảy cóc. +Dưới nước : Chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái. - GV yêu cầu HS quan sát kĩ H35.1-3 hoàn chỉnh bảng tr.114 SGK→ thảo luận: + Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn? Đặc điểm ở cạn: 2, 4, 5 + Những đặc điểm ngoài thích nghi với đời sống ở nước? Đặc điểm ở nước: 1, 3, 6 - GV chốt lại bằng bảng kiến thức chuẩn. Tích hợp giáo dục đạo đức: + Tôn trọng mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường. +Yêu quý thiên nhiên, sống hạnh phúc, sống yêu thương. II) Cấu tạo ngoài và sự di chuyển 1) Di chuyển - Ếch có 2 cách di chuyển + Nhảy cóc (trên cạn) + Bơi (dưới nước) 2) Cấu tạo ngoài - Ếch đồng có các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở cạn: + Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu + Mắt có mí giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ + Chi 5 phần, ngón chia đốt linh hoạt - Ếch đồng có các đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước + Đầu dẹp nhọn , khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước + Da trần phủ chất, ẩm dễ thấm nước + Các chi sau có màng bơi căng giứa các ngón Đáp án: Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài Ý nghĩa thích nghi Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước. Giảm sức cản của nước khi bơi. Mắt và các lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu( mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở ) Khi bơi vừa thở vừa quan sát Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm nước. Giúp hô hấp trong nước Mắt có mí giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ. Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết được âm thanh trên cạn. Chi có 5 phần, ngón chia đốt linh hoạt Thuận lợi cho việc di chuyển trên cạn Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón. Tạo thành chân bơi để giữ nước. * Hoạt động 3: Tìm hiểu sự sinh sản và phát triển của ếch - Thời gian: 10’ - Mục tiêu: - Trình bày, phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái của ếch đồng. - Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm - Phương pháp dạy học: trực quan, nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não Hoạt động của thầy, trò Nội dung - GV cho HS thảo luận + Trình bày đặc điểm sinh sản của ếch ? + Trứng ếch có các đặc điểm gì? + Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn cá? - GV chiếu H35.4 ? Trình bày sự phát triển của ếch. - HS tự thu nhận thông tin SGK tr.114 nêu được các đặc điểm sinh sản III) Sinh sản và phát triển của ếch. - Sinh sản vào cuối mùa xuân - Tập tính: ếch đực ôm ngang lưng ếch cái, ếch cái cõng ếch đực trên lưng và tìm đến đẻ ở các bờ nước. Thụ tinh ngoài, đẻ trứng . - Phát triển: Trứng→ nòng nọc → ếch con (phát triển có biến thái ) 4. Củng cố: (5’) - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước của ếch? - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch thích nghi với đời sống ở cạn - Vận dụng kiến thức giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm? 5. Hướng dẫn về nhà (2’): - Học bài theo câu hỏi và kết luận trong SGK - Chuẩn bị ếch đồng theo nhóm. - Tìm hiểu các hệ cơ quan của ếch: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết... V) Rút kinh nghiệm: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.