Thư mục Dữ liệu số
Thư viện số
Sinh học 8
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 20:11 21/03/2021
Lượt xem: 65
Dung lượng: 49,0kB
Nguồn: Nguyễn Thị Huyền Lương
Mô tả: Ngày soạn: 18/12/2020 Tiết 33 Ngày giảng: 8C2- 21/12/2020; 8C1- 23/12/2020 Bài 32: CHUYỂN HÓA I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức - HS xác định được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa. - HS trình bày được mối quan hệ giữa TĐC với chuyển hóa vật chất năng lượng. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Tư duy - Hình thành khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác. - Hình thành khả năng tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo. - Hình thành khả năng khái quát hóa. 4. Thái độ - Có ý thức học tập bộ môn * Tích hợp giáo dục đạo đức - Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. - Tự do: Con người sống tự do trong môi trường sống của mình luôn có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môitrường. - Yêu thương sức khỏe bản thân , có trách nhiệm giữ vệ sinh cá nhân và môi trườngsống. - Tôn trọng những thành tựu của khoa học trong nghiên cứu cơ thểngười Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoahọc; - Khiêm tốn, trách nhiệm, đoàn kết; phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân, độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung. 5. Định hướng phát triển năng lực. a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học. - Các năng lực chuyên biệt: năng lực kiến thức cơ thể người và vệ sinh, năng lực nghiên thực nghiệm về cơ thể người. - Các kĩ năng chuyên biệt: quan sát thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H32.1; máy chiếu. III. PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan. - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp (1p) 2. KTBC (5p) - Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào? - Trình bày mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Tìm hiểu chuyển hóa vật chất và năng lượng. a. Mục tiêu: - HS xác định được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa. b. Hình thức tổ chức: - Dạy học tình huống c. Thời gian (10p) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan. - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút. e. Cách thức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát H32.1, đọc thông tin, thảo luận: - GV gửi câu hỏi cho các nhóm thông qua máy tính bảng + Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng gồm những quá trình nào? + Phân biệt trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng? + Năng lượng được giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào? + Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa? + Tỉ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào? HS quan sát , thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận - GV hoàn thiện kiến thức cho HS: Nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa và ngược lại nếu không có dị hóa thì không có năng lượng cho đồng hóa I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng. - TĐC là hiện tượng bên ngoài của quá trình chuyển hóa trong tế bào. - Mọi hoạt động sống đều bắt nguồn từ chuyển hóa trong tế bào. - Đồng hóa: là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp và tích lũy năng lượng. - Dị hóa: là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản và giải phóng năng lượng. - Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa là hai quá trình đối lập nhau nhưng thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. - Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào lứa tuổi và trạng thái sức khỏe. * Hoạt động 2: Tìm hiểu chuyển hóa cơ bản. a. Mục tiêu: - HS trình bày được sự chuyển hóa cơ bản. b. Hình thức tổ chức: - Dạy học tình huống c. Thời gian (10p) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan. - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút. e. Cách thức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận: + Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao? + Chuyển hóa cơ bản là gì? + Ý nghĩa của chuyển hóa cơ bản? HS đọc thông tin và thảo luận sau đó trình, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận. II. Chuyển hóa cơ bản - Chuyển hóa cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi. - Đơn vị: KJ/h/1kg - ý nghĩa: Căn cứ vào chuyển hóa cơ bản để xác định trạng thái sức khỏe. * Hoạt động 3: Tìm hiểu điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng. a. Mục tiêu: - HS trình bày được mối quan hệ giữa TĐC với chuyển hóa vật chất năng lượng. b. Hình thức tổ chức: - Dạy học tình huống c. Thời gian (10p) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm, trực quan. - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút. e. Cách thức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận: + Có những hình thức điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng nào? HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung III. Điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng. - Cơ chế thần kinh: ở não có các trung khu thần kinh điều khiển TĐC. - Cơ chế thể dịch: các hooc môn. 4. Củng cố (4p) - Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống? - Chuyển hóa cơ bản là gì? nêu cách tính ? 5. Hướng dẫn HS ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (5p) - Học bài - Đọc mục “ Em có biêt” - Soạn bài mới V. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.