Thư mục Dữ liệu số
Thư viện số
Sinh học 8
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 20:06 21/03/2021
Lượt xem: 62
Dung lượng: 22,2kB
Nguồn: Nguyễn Thị Huyền Lương
Mô tả: Ngày soạn: 12/12/2020 Tiết 32 Ngày giảng: 8C2-17/12/2020; 8C1- 19/12/2020 CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG I. MỤC TIÊU CHƯƠNG 1. Kiến thức - HS phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường với sự TĐC ở tế bào. - HS trình bày được mối quan hệ giữa TĐC của cơ thể với TĐC của tế bào. - HS xác định được sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa. - HS trình bày được mối quan hệ giữa TĐC với chuyển hóa vật chất năng lượng. - HS trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt. - HS giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng lạnh. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Tư duy - Hình thành khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác. - Hình thành khả năng tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo. - Hình thành khả năng khái quát hóa. 4. Thái độ - Có ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể và hệ tiêu hóa. * Tích hợp giáo dục đạo đức - Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. - Tự do: Con người sống tự do trong môi trường sống của mình luôn có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môitrường. - Yêu thương sức khỏe bản thân , có trách nhiệm giữ vệ sinh cá nhân và môi trườngsống. - Tôn trọng những thành tựu của khoa học trong nghiên cứu cơ thểngười Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoahọc; - Khiêm tốn, trách nhiệm, đoàn kết; phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân, độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung. 5. Định hướng phát triển năng lực. a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học. - Các năng lực chuyên biệt: năng lực kiến thức cơ thể người và vệ sinh, năng lực nghiên thực nghiệm về cơ thể người. - Các kĩ năng chuyên biệt: quan sát thí nghiệm. Bài 31: TRAO ĐỔI CHẤT I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức - HS phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường với sự TĐC ở tế bào. - HS trình bày được mối quan hệ giữa TĐC của cơ thể với TĐC của tế bào. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Tư duy - Hình thành khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác. - Hình thành khả năng tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo. - Hình thành khả năng khái quát hóa. 4. Thái độ - Có ý thức rèn luyện bảo vệ cơ thể. * Tích hợp giáo dục đạo đức - Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể. - Tự do: Con người sống tự do trong môi trường sống của mình luôn có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môitrường. - Yêu thương sức khỏe bản thân , có trách nhiệm giữ vệ sinh cá nhân và môi trườngsống. - Tôn trọng những thành tựu của khoa học trong nghiên cứu cơ thểngười Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoahọc; - Khiêm tốn, trách nhiệm, đoàn kết; phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân, độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung. II. CHUẨN BỊ - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H31.1, H31.2, máy chiếu. - HS: kẻ phiếu học tập vào vở III. PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp (1p): - Kiểm tra sĩ số 2. KTBC (5p) - Nêu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với hệ tiêu hóa? - Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Tìm hiểu trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài. a. Mục tiêu: - HS phân biệt được sự TĐC giữa cơ thể và môi trường. b. Hình thức tổ chức: - Dạy học tình huống c. Thời gian (10p) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học: - Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút e. Cách thức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát H31.1, thảo luận: + Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào? + Hoàn thành phiếu học tập: “Vai trò của các hệ cơ quan trong sự TĐC” HS quan sát , thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận - GV hoàn thiện kiến thức cho HS: Vật vô sinh không có quá trình TĐC thì bị phân hủy còn sinh vật nhờ quá trình TĐC mà tồn tại, phát triển. I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài - Cơ thể có sự trao đổi chất với môi trường ngoài biểu hiện: cơ thể lấy chất cần thiết (thức ăn, nước, muối khoáng, oxi) từ môi trường ngoài và thải CO2, chất cặn bã ra môi trường. * Hoạt động 2: Tìm hiểu trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong. a. Mục tiêu: - HS phân biệt được với sự TĐC ở tế bào. b. Hình thức tổ chức: - Dạy học tình huống c. Thời gian (10p) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học: - Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút e. Cách thức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV gửi câu hỏi qua cho các nhóm thông qua máy tính bảng Yêu cầu các nhòm thảo luận hoàn thành + Máu và nước mô cung cấp những chất gì cho tế bào? + Hoạt động sống của tế bào tạo ra những sản phẩm gì? + Các sản phẩm từ tế bào thải ra được đưa tới đâu? + Sự TĐC giữa tế bào và môi trường trong cơ thể biểu hiện như thế nào? HS đọc thông tin và thảo luận sau đó trình, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong. - Sự TĐC giữa tế bào và môi trường biểu hiện: + Chất dinh dưỡng và ôxi được đưa tới tế bào sử dụng cho các hoạt động sống đồng thời sản phẩm phân hủy đưa đến cơ quan bài tiết thải ra ngoài - Sự TĐC ở tế bào thông qua môi trường trong cơ thể * Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào. a. Mục tiêu: - HS trình bày được mối quan hệ giữa TĐC của cơ thể với TĐC của tế bào. b. Hình thức tổ chức: - Dạy học tình huống c. Thời gian (10p) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học: - Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm - Kỹ thuật: chia nhóm, trình bày 1 phút e. Cách thức thực hiện: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu HS quan sát H31.2, thảo luận: + TĐC ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào? + TĐC ở cấp độ cơ thể được thực hiện như thế nào? + Nếu TĐC ở một cấp độ bị ngừng lại sẽ dẫn đến hậu quả gì? HS quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung III. Mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào. - TĐC ở hai cấp độ có mối quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. 4. Củng cố (4p) - Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào? - Trình bày mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào? 5. Hướng dẫn HS ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (5p) - Học bài - Soạn bài mới V. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.