Thư mục Dữ liệu số
Thư viện số
Sinh học 8
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 22/03/21 21:19
Lượt xem: 50
Dung lượng: 72.5kB
Nguồn: Nguyễn Thị Huyền Lương
Mô tả: Ngày soạn: 12/3/2021 Tiết 52 Ngày giảng: 8C1,C2- 15/3/2021 Bìa 50: VỆ SINH MẮT I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức: - HS biết các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục. - HS trình bày được nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột, cách lây truyền và cách phòng tránh. - Giải thích rõ cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm. 3. Tư duy - Hình thành khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác. - Hình thành khả năng tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo. - Hình thành khả năng khái quát hóa. 4. Thái độ - Có ý thức học tập bộ môn. * Giáo dục đạo đức cho HS - Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan , hệ cơ quan trong cơ thể . - Tự do: Con người sống tự do trong môi trường sống của mình luôn có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. - Yêu thương sức khỏe bản thân , có trách nhiệm giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống. - Tôn trọng những thành tựu của khoa học trong nghiên cứu cơ thể người Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học; - Khiêm tốn, trách nhiệm, đoàn kết; phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân, độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung. 5. Định hướng phát triển năng lực a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học - Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức về cơ thể người - Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học: quan sát tranh, mô hình… II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H50.1, H50.2, H50.3, H50.4, bảng phụ III. PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Chia nhóm, trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp (1’): - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Trình bày các thành phần của một cơ quan phân tích? Ý nghĩa của nó với cơ thể? - Trình bày cấu tạo cơ quan phân tích thị giác? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Tìm hiểu các tật của mắt. a. Mục tiêu: - HS biết các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục. b. Hình thức tổ chức: dạy học tình huống. c. Thời gian (15’) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Chia nhóm, trình bày 1 phút. e. Cách thức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H50.1, H50.2, thảo luận: + Thế nào là tật cận thị và viễn thị? + Hoàn thành bảng 50 trang 160 về các tật về mắt, nguyên nhân, cách khắc phục trong vở bài tập. HS đọc thông tin, quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS và ghi bảng - GV liên hệ thực tế về tình trạng cận thị trong trường học, yêu cầu HS nêu ra các biện pháp hạn chế các tật của mắt. I. Các tật của mắt. 1. Cận thị - Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần. - Nguyên nhân: do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường. - Cách khắc phục: đeo kính cận lõm hai mặt(phân kỳ) hoặc mổ mắt. 2. Viễn thị - Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa. - Nguyên nhân: do bẩm sinh cầu mắt. ngắn hoặc do thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi. - Cách khắc phục: đeo kính lão (hội tụ) hoặc mổ mắt. * Hoạt động 2: Tìm hiểu các bệnh về mắt. a. Mục tiêu: - HS trình bày được nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột, cách lây truyền và cách phòng tránh. - Giải thích rõ cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật. b. Hình thức tổ chức: dạy học tình huống. c. Thời gian (15’) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Chia nhóm, trình bày 1 phút. e. Cách thức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận: + Trình bày: 1. nguyên nhân 2. đường lây nhiễm 3. triệu chứng 4. hậu quả và cách phòng tránh bệnh đâu mắt hột HS đọc thông tin, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS. + Vậy phòng tránh các bệnh về mắt bằng cách nào? - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung. II. Các bệnh về mắt *Bệnh đau mắt hột - Nguyên nhân: do virut gây nên, thường có trong dử mắt. - Đường lây nhiễm: dùng chung khăn, chậu với người bệnh; tắm rửa trong ao tù. - Triệu chứng: mặt trong mi mắt có hột nổi cộm lên, hột vỡ tạo sẹo, co kéo lớp trong mi mắt làm lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác dãn tới mù lòa. *Phòng tránh: rửa măt thường xuyên bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt. 4. Củng cố (4’) - Trình bày nguyên nhân và cách khắc phục các tật của mắt? - Trình bày các bệnh về mắt? 5. Hướng dẫn HS ở nhà ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (5’) - Học bài - Đọc mục: Em có biết. - Soạn bài mới: Cơ quan phân tích thị giác. V. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 12/3/2021 Tiết 53 Ngày giảng: 8C1- 15/3/2021; 8C2- 18/3/2021 Bài 51: CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức: - HS xác định rõ các thành của cơ quan phân tích thính giác. - HS trình bày được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan coocti. - HS trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm. 3. Tư duy - Hình thành khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của bản thân và hiểu được ý tưởng của người khác. - Hình thành khả năng tư duy linh hoạt, độc lập, sáng tạo. - Hình thành khả năng khái quát hóa. 4. Thái độ - Có ý thức học tập bộ môn. * Giáo dục đạo đức cho HS - Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan , hệ cơ quan trong cơ thể . - Tự do: Con người sống tự do trong môi trường sống của mình luôn có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường. - Yêu thương sức khỏe bản thân , có trách nhiệm giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống. - Tôn trọng những thành tựu của khoa học trong nghiên cứu cơ thể người Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học; - Khiêm tốn, trách nhiệm, đoàn kết; phát huy tính sáng tạo của mỗi cá nhân, độc lập tự chủ trong suy nghĩ và hành động vì lợi ích chung. 5. Định hướng phát triển năng lực a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học - Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức về cơ thể người - Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học: quan sát tranh, mô hình… II. CHUẨN BỊ - GV: - Chuẩn bị tranh vẽ H51.1, H51.2, bảng phụ, mô hình tai. III. PHƯƠNG PHÁP- KỸ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Chia nhóm, trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY- GIÁO DỤC 1. Ổn định lớp (1’): - Kiểm tra bài cũ 2. Kiểm tra bài cũ (5’) - Trình bày nguyên nhân và cách khắc phục các tật của mắt? - Trình bày các bệnh về mắt? 3. Bài mới * Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của tai. a. Mục tiêu: - HS xác định rõ các thành của cơ quan phân tích thính giác. - HS trình bày được các bộ phận của tai và cấu tạo của cơ quan coocti. b. Hình thức tổ chức: dạy học tình huống. c. Thời gian (10’) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Chia nhóm, trình bày 1 phút. e. Cách thức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H51.1 thảo luận: + Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào? - Hoàn thành bài tập điền từ + Tai có cấu tạo như thế nào? Chức năng của từng bộ phận? HS đọc thông tin, quan sát, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS. I. Cấu tạo của tai. - Cơ quan phân tích thính giác gồm các tế bào thụ cảm thính giác, dây thần kinh thính giác và vùng thính giác ở thùy thái dương. - Cấu tạo tai: * Tai ngoài: + Vành tai: hứng âm thanh. + Ống tai: hướng âm thanh. + Màng nhĩ: khuếch đại âm thanh. * Tai giữa: + Chuỗi xương tai: truyền sóng âm. + Vòi nhĩ: cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ. * Tai trong: + Bộ phận tiền đình: thu nhận thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian. + Ốc tai: thu nhận sóng âm. * Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng thu nhận sóng âm. a. Mục tiêu: - HS trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh. b. Hình thức tổ chức: dạy học tình huống. c. Thời gian (10’) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Chia nhóm, trình bày 1 phút. e. Cách thức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận: + Trình bày quá trình thu nhận sóng âm? HS đọc thông tin, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS. II. Chức năng thu nhận sóng âm. - Sóng âm được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng cửa bầu làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan coocti làm xuất hiện xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác về vùng thính giác ở thùy thái dương. * Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp vệ sinh tai. a. Mục tiêu: - HS trình bày được cách vệ sinh tai. b. Hình thức tổ chức: dạy học tình huống. c. Thời gian (10’) d. Phương pháp- Kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm. - Kỹ thuật: Chia nhóm, trình bày 1 phút. e. Cách thức thực hiện Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận: + Để tai hoạt động tốt cần lưu ý những vấn đề gì? + Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai? HS đọc thông tin, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV hoàn thiện kiến thức cho HS. - GV yêu cầu HS đọc kết luận chung. III. Vệ sinh tai. - Giữ gìn vệ sinh tai. - Bảo vệ tai: + Không dùng vật sắc nhọn ngoáy tai. + Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai. + Có biện pháp phòng chống tiếng ồn. 4. Củng cố (4’) - Trình bày cấu tạo của tai? - Trình bày chức năng thu nhận sóng âm của tai? 5. Hướng dẫn HS ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (5’) - Học bài - Đọc mục: Em có biết. - Soạn bài mới: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. V. RÚT KINH NGHIỆM ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.