Thư mục Dữ liệu số
Thư viện số
Sinh học 9 tuần 1( tiết 1,2,3)
Thích 0 bình luận
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Lương
Chủ đề: Khác
Loại tài liệu: Bài giảng; Giáo án; Kế hoạch lên lớp
Ngày cập nhật: 07/09/23 15:03
Lượt xem: 2
Dung lượng: 57.1kB
Nguồn: Sách giáo khoa, sách giáo viên
Mô tả: Tuần 1 Ngày soạn: 31/8/2023 DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN Tiết 1- Bài 1: MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Học sinh hiểu được mục đích, nhiệm vụ vàý nghĩa của Di truyền học. - Hiểu được các phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. - Trình bày được một số thuật ngữ, kí hiệu trong Di truyền học 2. Năng lực Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - Năng lực sử dụng CNTT - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Về phẩm chất Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 4. Học sinh khuyết tật lớp 9D3: Trật tự, chú ý nghe giảng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Máy tính, tivi. Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh. 2. Học sinh - Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp (1p): 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Các hoạt động Hoạt động 1: Khởi động (1phút ) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm:Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Trong đời sống hàng ngày chúng ta thấy nhiều hiện tượng động vật , thực vật và con người giữa các cá thể trong cùng một dòng giống nhau, nhưng cũng trong những cá thể đó lại xuất hiện những cá thể có những đặc điểm khác với bố mẹ chúng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến các hiện tượng trên? Di truyền học sẽ giúp ta tìm câu trả lời ? Hoạt động 2: Hinh thành kiến thức . 2.1: Tìm hiểu di truyền học : (10’) a) Mục tiêu: - Học sinh trình bày được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học. - Các phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chứcthực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Hoạt động thầy trò - GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin mục I và hoàn thiện bài tập lệnh SGK(T5): ? Liên hệ với bản thân mình có những đặc điểm nào giống và khác bố mẹ. - GV gọi một vài HS trình bày bài tập, - GV giải thích: Đặc điểm giống bố mẹ: Hiện tượng di truyền Đặc điểm khác bố mẹ: Hiện tượng biến dị. ? Thế nào là di truyền và biến dị. - HS trả lời, bổ sung - GV chốt lại kiến thức GV giải thích: Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song, gắn liền với quá trình sinh sản. GV. Tích hợp giáo dục đạo đức hs: Tại sao anh chị em sinh ra trong cùng một dòng họ lại có nhiều đặc điểm giống nhau? Hs. Trả lời Gv. Những người cùng dòng họ có quan hệ về huyết thống, mỗi chúng ta phải biết tôn trọng ông bà, cha mẹ; yêu thương anh em ruột thịt, họ hàng,trân trọng, giữ gìn tình cảm gia đình hạnh phúc - GV yêu cầu HS trình bày nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học. - HS trả lời, bổ sung GVnhận xét, chốt lại kiến thức Nội dung I. Di truyền học: - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. - Biến dị là con sinh ra khác bố mẹ và khác về nhiều chi tiết. Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luận của hiện tượng di truyền và biến dị. 2. 2. Tìm hiểu Men Đen -Người đặn nền móng cho di truyền học: (12’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV yêu cầu 1 hs đọc tiểu sử của MenĐen SGK (T7) - GV giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ XIX và phương pháp nghiên cứu của MenĐen. - GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1.2 cho biết: ? Hãy nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai. - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin  Nêu phương pháp nghiên cứu của MenĐen -GV gọi học sinh trả lời, nhận xét, bổ sung. -GV chốt lại kiến thức -GV nhấn mạnh: Tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của MenĐen và giải thích vì sao Menđen chon đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu ? II. Men Đen -Người đặn nền móng cho di truyền học. - Đối tượng nghiên cứu: Đậu hà lan + Đậu hà lan có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn. + Là hoa lưỡng tính có khả năng tự thụ rất nghiêm ngặt. + Có nhiều tính trạng đối lập dễ quan sát. - Phương pháp phân tích các thế hệ lai(Nội dung SGK T6) 2. 3. Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học.( 14 phút) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV hướng dẫn học sinh nghiên cứu một số thuật ngữ ( HS tự thu nhận thông tin SGK) - GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ cho từng thuật ngữ. - GV giới thiệu một số kí hiệu VD: SGK Gv. Khuyến khích hs đặt ra các câu hỏi liên quan đến các thuật ngữ sử dụng trong sinh học. Kết luận chung: HS đọc kết luận cuối bài III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học. 1. Thuật ngữ: + Tính trạng + Cặp tính trạng tương phản + Nhân tố di truyền +Giống(dòng) thuần chủng: SGK (T6) 2. Kí hiệu: + P: Cặp bố mẹ xuất phát + X: Kí hiệu phép lai + G: Giao tử + O: Giao tử đực (cơ thể đực) + O: Giao tử cái (cơ thể cái) + F: Thế hệ con Hoạt động 3: Luyện tập (3’) a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện:Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. Câu 1: Hiện tượng DT được hiểu là: (MĐ1) a. Hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu b. Là hiện tượng con cái khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết c. Là hiện tượng con cái sinh ra khác với tổ tiên nhưng giống nhau về nhiều chi tiết d. Là hiện tượng khác nhau về nhiều tính trạng của các thế hệ Câu 2: Những đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể đ¬ược gọi là:(MĐ1) a.Tính trạng b. Kiểu hình c. Kiểu gen d. Kiểu hình và kiểu gen Câu 3: Tại sao M.Đen lại chọn các cặp t.trạng tương phản khi thực hiện phép lai?(MĐ2) a. Để dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các cặp tính trạng. b. Để dễ dàng thực hiện các phép lai. c. Để dễ chăm sóc và tác động vào các đối tượng nghiên cứu. d. Cả a, b, c đều đúng. Câu 4: Lấy ví dụ về các hiện tượng di truyền và biến dị ở bản thân?(MĐ3) Đáp án: Câu 1:a câu 2:a câu 3: a Câu 4: HS tự lấy VD Hoạt động 4: Vận dụng (2’) a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. . Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập -Vì sao nói: phương pháp nghiên cứu của Menđen là một phương pháp nghiên cứu độc đáo?(MĐ4) 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. (Điểm độc đáo trong PPPTTHL là tách từng cặp tính trạng và theo dõi sự thể hiện cặp tính trạng qua các thế hệ lai)Tìm hiểu trên mang về tiểu sử Menđen, công trình nghiên cứu và thành tựu ông đạt được trong nghiên cứu di truyền. Chia sẻ thông tin tìm được với các bạn trong lớp. 4. Dăn dò (2’) Học bài cũ theo nội dung SGK Kẻ bảng 2 (T8) vào vở, xem trước bài 2. 5. Rút kinh nghiệm: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 31/8/2023 Tiết 2,3 CHỦ ĐỀ: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG Bài 2+3: I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - HS trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng tử, thể dị hợp, hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li, giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen. - HS hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích. Giải thích được vì sao quy luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhát định. Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất 2. Năng lực Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực phát hiện vấn đề - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học - Năng lực sử dụng CNTT - Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm - Năng lực nghiên cứu khoa học 3. Về phẩm chất Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng sinh học. * GD đạo đức: Hs hiểu được sinh giới phong phú, đa dạng, say mê nghiên cứu khoa học và khám phá thế giới. 4. Học sinh khuyết tật lớp 9D2: Trật tự, chú ý nghe giảng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GV:Máy tính,tivi. Tranh hình 2.1 & 2.3 SGK, bảng phụ ghi nội dung bảng 2 sgk HS: Tìm hiểu SGK, nghiên cứu và kẻ bảng 2 vào vở III. Tiến trình lên lớp: Tiết 1 chủ đề: Tiết PPCT: 2 Bài 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG 1. Ổn định: (1phút ) 2. Kiểm tra bài cũ : (4 phút ) Câu hỏi Đáp án - biểu điểm Câu 1. HSK Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tich thế hệ lai của Menđen? Vì sao Menđen lại chọn đậu hà lan làm đối tượng nghiên cứu ? - Nội dung .........6đ - Giải thích .........4đ 3. Các hoạt động Hoạt động 1: Khởi động (1phút ) a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học. c. Sản phẩm:Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập. d. Tổ chức thực hiện:Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. Menđen tiến hành thí nghiệm chủ yếu ở đậu Hà Lan từ năm 1856 ® 1863 trên mảnh vườn của tu viện. Các kết quả nghiên cứu đã giúp Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền đã được công bố chính thức vào năm 1866. Để tìm ra được các quy luật di truyền Menđen đã phải thực hiện nhiều phép lai. Một trong những phép lai cơ bản để phát hiện ra các quy luật di truyền là phép lai Một cặp tính trạng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về phép lai này và quy luật di truyền rút ra từ phép lai. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức a. Mục tiêu: Học sinh hiểu và trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen . Phát biểu được nội dung quy luật phân li. HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen HS trình bày được ND, mục tiêu, ứng dụng của phép lai phân tích. HS nêu được vai trò của qui luật phân li đối với sản xuất. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV. d) Tổ chứcthực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 2.1. Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen: Hoạt động thầy trò 1. Các khái niệm: - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.1 giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan - GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn. - GV Y/C HS nghiên cứu bảng 2 SGK - HS các nhóm thảo luận theo câu hỏi: ? Nhận xét kiểu hình ở F1. ? Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp. - HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung. - F1 mang tính trạng trội (bố hoặc mẹ) - Tỉ lệ kiểu hình F2: + Hoa đỏ 705 3,14 3 Hoa trắng 224 1 1 + Thân cao 487 2,8 3 Thân lùn 177 1 1 + Quả lục 428 3,14 3 Quả vàng 224 1 1 Từ kết quả trên yêu cầu HS nhận xét ? - GV chốt lại kiến thức - Y/C học sinh trình bày TN của Menđen GV nhấn mạnh dù thay đổi vị trí của cây làm bố hay làm mẹ thì kết quả thu được không thay đổi Vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ Gv. ? Nhận xét về thế giới sinh vật? ước mơ sau này khi lớn lên của em là gì? Gv. Tích hợp giáo dục đạo đức: Hs hiểu được sinh giới phong phú, đa dạng từ đó say mê nghiên cứu khoa học và khám phá thế giới - Y/C HS làm bài tập điền từ (T9) - HS đại diện nhóm trả lờp, bổ sung Gv. Yêu cầu hs rút ra kết luận nội dung của quy luật phân li Nội dung I. Thí nghiệm của Menđen: 1. Các khái niệm: - Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể. - Tính trạng trội: Là những tính trạng do gen trội quy định, biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp trội hay dị hợp - Tính trạng lặn: Là tính trạng do gen lặn quy định, chỉ biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn. 2. Thí nghiệm: Lai hai giống đậu HàLan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản. VD: P: Hoa đỏ X Hoa trắng F1: Hoa đỏ F2: 3 hoa đỏ; 1 hoa trắng(Kiểu hình có tỉ lệ 3 trội: 1 lặn) 3. Kết luận Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp trính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về cặp tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn. 2.2.Tìm hiểu Menđen giải thích kết quả thí nghiệm: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV giải thích quan niệm đương thời của Menđen về di truyền hoà hợp. - Nêu quan niệm của Menđen về giao tử thuần khiết - GV . Chiếu H 2.3, yêu cầu hs quan sát và làm bài tập lệnh SGK (T9) + Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2 + Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung + Giao tử F1: 1A; 1a + Hơp tử F2: 1AA: 2Aa: 1aa + Vì tỉ lệ Hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình trội giống Hợp tử AA - GV chốt lại kiến thức và yêu cầu HS giải thích kết quả TN của Menđen. - GV giải thích kết quả: là sự phân li mỗi nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của P. II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm: - Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định. - Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của cặp nhân tố di truyền - Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh. * Sơ đồ lai: Sgk * Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở P thuần chủng. Tiết 2 chủ đề: Tiết PPCT: 3 Bài 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp theo) 2. 3. Tìm hiểu lai phân tích: Hoạt động thầy trò GV nêu câu hỏi Nêu tỉ lệ các loại tổ hợp ở F2 trong TNo của Menđen. HS trả lời: F2 có tỉ lệ: 1AA: 2Aa: 1aa GV dựa vào tỉ lệ F2 để phân tích các khái niệm: ? Thể đồng hợp là gì? Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau. GV: Thể đồng hợp gồm: Thể đồng hợp trội(AA) và Thể đồng hợp lặn (aa) Thể dị hợp là gì ? HS: Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen khác nhau GV Y/C HS các nhóm thực hiện lệnh SGK(T11) – Hãy xác định kết quả của những phép lai sau P: Hoa đỏ x Hoa trắng AA aa P: : Hoa đỏ x Hoa trắng Aa aa HS: Thảo luận nhóm, Viết sơ đồ lai và nêu kết quả . Đại diện 2 nhóm lên bảng viêt GV chốt lại và nêu vấn đề: Hoa đỏ có 2 kiểu gen AA và Aa ? Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. HS trả lời: Đem lai với cá thể mang tính trạng lặn đó là phép lai phân tích GV Y/C HS làm bài tập điền từ HS điều từ: :1: trội; 2: kiểu gen; 3:lăn; 4: đồng hợp; 5: dị hợp. GV nhận xét, chốt lại ? . Lai phân tích là gì? GV: Lai phân tích được dụng trong chọn giống để kiểm tra giống có thuần chủng hay không *Chú ý: - Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, Một cá thể đồng hợp cho một loại giao tử, một cá thể dị hợp cho hai loại giao tử. -Khi thụ tinh, số tổ hợp bằng số loại giao tử đực nhân với số loại giao tử cái. Nội dung I. Lai phân tích. 1. Một số khái niệm. - Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong TB của cơ thể. - Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau. - Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen khác nhau 2. Lai phân tích. - Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. - Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp(AA) - Nếu kết quả phép lai phân tích theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp(Aa) 2.4.Tìm hiểu ý nghĩa của tương quan trội - lăn Hoạt động của GV và HS Nội dung GV : Yêu cầu hs tự nghiên cứu thông tin SGK, các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: ? Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên. ? Xác định tính trạng trội & tính trạng lặn nhằm mục đích gì. Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất. ? Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần thực hiện phép lai nào. HS đại diện nhóm trả lời, bổ sung Gv. Nêu câu hỏi liên hệ giáo dục hs: Theo em có những phương pháp nào để tạo ra giống thuần chủng để sử dụng trong nông nghiệp? Hs. Lai phân tích, Tự thụ phấn? Gv. Tích hợp giáo dục đạo đức: sinh giới phong phú, đa dạng, chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu và áp dụng các biện pháp tạo dòng thuần tại nhà để sử dụng trong trồng trọt tại gia đình . giáo dục hs say mê nghiên cứu khoa học và khám phá thế giới II. Ýnghĩa của tương quan trội - lăn. - Trong tự nhiên mối tương quan trội lặn là phổ biến - Tính trạng trội thường là tính trạng tốt, cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế. - Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của giống Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. d. Tổ chức thực hiện:Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ. ? Trình bày TNo lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả TNo theo Menđen. ? Phân biệt tính trạng trội, tính trạng lặn và cho ví dụ minh hoạ. ? Mục đích của phép lai phân tích? Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: A Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Kết quả thu được: a. Toàn quả vàng c. 1 quả đỏ: 1 quả vàng b. Toàn quả đỏ d. 3 quả đỏ: 1 quả vàng B. ở đậu HàLan, gen A quy định thân cao, gen a quuy định thân thấp. Cho lai cây thân cao với cây thân thấp, F1 thu được 51% cây thân cao: 49% thân thấp. Kiểu gen của phép lai trên là: a. P: AA x aa c. P: Aa x Aa b. P: AA x Aa d. P: Aa x aa Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn. b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập - Cho 2 giống cà chua quả đỏ thuần chủng và quả vàng thuần chủng giao phấn với nhau thu được F1¬¬¬¬ toàn quả đỏ. Khi cho các con cá F¬1¬¬¬giao phấn với nhau thì tỉ lệ KH ở F¬2 như thế nào? Cho biết màu quả chỉ do một nhân tố di truyền qui định. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trả lời. - HS nộp vở bài tập. - HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. Tìm hiểu thêm kiến thức, xác định số giao tử tạo ra từ 1 kiểu gen, viết các giao tử đó. Viết sơ đồ lai đối với các kiểu gen khác. 4. HDVN : Học bài ,trả lời câu hỏi cuối bài Làm bài tập 4 SGK (GV hướng dẫn cách quy ước gen và viết sơ đồ lai) Chuẩn bị bài sau : Đọc bài 3, trả lời câu hỏi lệnh sgk Nghiên cứu và kẻ bảng 3 vào vở bài tập 5. Rút kinh nghiệm:

Bình luận - Đánh giá

Chưa có bình luận nào

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.